homs tháng 12 2017 ~ THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC

PHẪU THUẬT TẠO MÍ HÀN QUỐC

Mí mắt tự nhiên

TREO MẮT QUA CUNG MÀY

Rất tự nhiên, không để lại sẹo

THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC QUY NHƠN

Số 222. Ngô Mây, Quy Nhơn, ĐT 0914063100 - 0945264081

NÂNG MŨI BỌC SỤN HÀN QUỐC

Mũi cao tự nhiên sau khi phẫu thuật

THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC QUY NHƠN

Số 222. Ngô Mây, Quy Nhơn, ĐT 0914063100 - 0945264081

thammybacsiphuc

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

HÌNH XĂM VÀ XÓA XĂM


Ths.Bs. Đinh Công Phúc
1.    Hình xăm
Hình xăm là nghệ thuật điêu khắc cổ xưa, cũng là tác phẩm nghệ thuật mà luôn tồn tại trong cộng đồng ở nhiều nền văn hoá. Nghệ thuật hình xăm đã kế thừa nhu cầu cần thiết của con người để thoả mãn mong muốn về nghệ thuật điêu khắc trên người. Nhưng không may thay, khi người ta quyết định xăm hình nghệ thuật thì họ thường hối tiết việc làm của họ trong thời gian sau. Hình xăm còn để nhận dạng từng người trong thời kỳ chiến tranh khi họ bị bắt làm tù binh, hay thành viên của các băng đảng và có cả khi bị vết thương do các dị vật gắn vào da.
1.1. Nguyên tắc xăm
Khi muốn đưa một màu mực vào trong da thì người ta thường dùng kim để châm lỗ trên da, mực xăm sẽ theo các lỗ kim đã châm sẵn thấm vào trong da, qua lớp thượng bì, đến lớp trung bì nông của da. Khi đó, những hạt mực xăm sẽ đi vào nguyên sinh chất của tế bào sợi (fibroblast), tế bào mast ở da và nằm quanh các máu.
1.2. Phân loại hình xăm
1.2.1. Màu mực xăm
Thông thường, có các màu mực xăm như sau:
Màu trắng (titanium dioxide, Ti O2), màu vàng (cadmium sulphide, CdS), màu xanh (chromic oxide, Cr2O3), màu đen: hai loại: iron oxide sắt (Fe3O4) + carbon, màu đỏ: nhiều loại như cadmium selenide (CdSe), red cinnabar (HgS), iron oxide sắt (Fe2O3).
Màu mực đen do chấn thương thì thường do: các chất đất đá, nhựa mặt đường hay thuốc súng.
1.2.2. Hình xăm
          Xăm chuyên nghiệp (professional tattoo): các hạt mực nằm cố định trong nguyên sinh chất của tế bào sợi nên không phai đi theo thời gian.
          Xăm nghiệp dư (amateur tattoo): các hạt mực nằm trong nguyên sinh chất và nằm ngoài tế bào, thường phai đi theo thời gian nhưng màu mực không mất đi hoàn toàn.
          Chấn thương (traumatic tattoo): các hạt nhựa đường nằm trong nguyên sinh chất và nằm ngoài tế bào, thường phai đi theo thời gian nhưng màu mực không mất đi hoàn toàn.
2.    Xóa xăm
2.1.        Các phương pháp xóa xăm cổ điển
Trong nhiều thập kỹ qua đã có nhiều phương pháp để xoá hình xăm  được áp dụng. Các kỹ thuật cổ điển với mục đích phá huỷ cấu trúc da hay lấy đi lớp da mà có mang hình xăm (mài da, lột da hay phẫu thuật), hoá chất, các kỹ thuật phá huỷ tại chỗ như làm nóng trực tiếp, đốt điện, laser CO2. Tất cả các phương pháp trên đều mang lại vết sẹo cho bệnh nhân vì có gây phản ứng viêm da và phá huỷ lớp tế bào đáy của da. Thậm chí, hiện nay còn có rất nhiều các cơ sở thẩm mỹ tư nhân chỉ dùng mực xăm có màu giống màu da để xăm phủ lên hình xăm cũ, nhưng kết quả vẫn không theo như nguyện vọng của bệnh nhân.
2.2.        Xóa xăm bằng laser công nghệ cao
 Năm 1983, nguyên lí phân hủy quang nhiệt chọn lọc của Anderson và  Parish được phát minh (bước sóng của laser phải đạt đến sự hấp thu của mô đích. Thời gian xung hay thời gian tiếp xúc trên mô phải nhỏ hơn thời gian thải nhiệt hay thời gian tản nhiệt trên mô. Mật độ năng lượng có khả năng đạt đến để tạo ra sự phá hủy bằng nhiệt trên mô đích, tại nơi điều trị). Họ cho rằng khi mô hấp thu các bước sóng và độ rộng xung thì bằng hoặc ngắn hơn thời gian thải nhiệt trên mô, sức nóng tạo ra sẽ đi đến tổ chức đích. Để đến được đích là mực xăm thì bước sóng của laser  và thời gian xung phải chọn lựa một cách thích hợp.
          Để tới đích là mực của hình xăm, bước sóng tốt nhất để hấp thu chọn lọc cho loại mực màu thì bước sóng này phải giảm tối đa sự hấp thu ban đầu của melanin và hemoglobin. Dữ liệu quan phổ tương phản cho loại mực màu phải chọn lựa được bước sóng thích hợp nhất. Sắc tố màu đen sẽ hấp thu tất cả các loại bước sóng (tương phản nhỏ nhất), khi tăng bước sóng thì sự hấp thu melanin ở thượng bì giảm đi. Bước sóng từ 600->800 nm sẽ hấp thu tốt nhất loại mực màu xanh lá chuối non và màu xanh nước biển, màu đỏ thì hấp thu bước sóng tốt nhất dưới 575 nm, màu rám nắng hấp thu bước sóng dưới 560 nm, màu sáng hơn hấp thu bước sóng dưới 535 nm, màu vàng hấp thu bước sóng dưới 520 nm.

Hình 1: Sơ đồ hấp thu melanin và hemoglobin của các bước sóng laser.
2.3.        Các loại laser Q-switched có thể xóa xăm
2.3.1.   Q-switched laser Ruby (694 nm)
Laser ruby rất có hiệu quả để xoá hình xăm màu đen, xanh-đen và xanh dương, tuy nhiên màu xanh dương khó điều trị hơn, mặc dù quang phổ tương phản tiên đón rằng sẽ đáp ứng rất tốt với bước sóng 694 nm. Các màu khác thì đáp ứng kém với laser ruby hơn. Laser có tỉ lệ xung lặp lại khoảng từ 1->2 giây. Chảy máu và mất tổ chức có thể ít xảy ra, nhưng khi dùng spot size lớn hơn thì ít ảnh hưởng tới tổ chức hơn.
2.3.2. Q-switched Alexandrite laser
          Q-switched alexandrite laser có bước sóng 755 nm, khoảng rộng xung 50-> 100 nano giây, xung lặp lại 1 Hz. Đường kính tia laser được dẫn bỡi sợi quang bằng hệ thống cánh tay dẫn. Bước sóng 755 nm bị hấp thu rất tốt những sắc tố màu đen, màu xanh dương, màu xanh nước biển và ít bị hấp thu sắc tố màu đỏ. Chỉ cần một lần điều trị thì những mảng màu mực đen bị xoá sạch, mực màu xanh dương và màu xanh nước biển cũng đáp ứng tốt, riêng mực màu đỏ thì không đáp ứng. Hiệu quả điều trị còn liên quan tới năng lượng khi điều trị.
2.2.3. Candela PLDL 510 nm, 300 nano giây pulsed dye laser
          Đèn phát xung laser flashlamp (510 nm, khoảng rộng xung 300 ± 100 nano giây) được phát triển từ hệ thống laser Q-switched Alexandrite để điều trị những tổn thương melanin ở thượng bì. Bước sóng này cũng hấp thu tốt hình xăm màu đỏ và khoảng rộng xung ngắn đủ để phá vỡ những hạt mực. Về mô bệnh học, những hạt mực màu đỏ sau khi bị laser bẻ nhỏ đi bị các đại thực bào mang đi. Thêm vào đó, laser này chỉ hấp thu ở thượng bì nên mực màu hồng ít có hiệu quả.
2.2.4. Q-switched laser Nd:YAG (1064 nm, 532 nm)
          Q-switched laser Nd:YAG được phát minh lúc đầu có bước sóng dài hơn (1064 nm) có thể gia tăng sự xâm nhập vào trong da và làm giảm sự hấp thu melanin ở lớp thượng bì của da, cải thiện được những đáp ứng không hiệu quả của laser ruby với hình xăm khó điều trị và tránh được sự thay đổi sắc tố. Các báo cáo đầu tiên về Nd:YAG laser tương đương với laser ruby khi xóa xăm hình xanh đen với mức năng lượng 6 J/cm2. Giảm sắc tố và thay đổi cấu trúc da thì hay gặp ở laser ruby hơn. Những sắc tố màu xanh dương hay màu đỏ không đáp ứng với Nd: YAG 1064 nm, trong khi đó chúng lại được lấy bỏ rất tốt bằng laser ruby.
          Bẻ đôi bước sóng 1064 nm tạo nên bước sóng 532 nm màu xanh, bước sóng 532 nm hấp thu tốt mực đỏ, hemoglobin và melanin. Sau 4 lần điều trị thì hơn 75% mực màu đỏ bị lấy đi. Hầu hết mực màu cam và màu đỏ tía đều cũng đáp ứng rất tốt, tuy nhiên mực màu vàng thì đáp ứng kém hơn vì nó bị hấp thu bước sóng từ 510 nm đến 520 nm. Khi điều trị bước sóng 532 nm thì nó sẽ hấp thu tốt melanin và hemoglobin do vậy hay gây đỏ da và có ít bọng nước tại vùng điều trị.
Laser Q-switched Nd: YAG đã được khẳng định là điều trị tốt hình xăm màu đen rất hiệu quả mà không gây thay đổi cấu trúc da và giảm sắc tố. Bước sóng dài, năng lượng cao hơn và độ rộng xung ngắn hơn thì mang lại hiệu quả cải thiện hơn. Các yếu tố này có thể gây chảy máu và rộp da trong khi điều trị do vậy làm cho việc điều trị có đôi chút bị trở ngại. Tia laser giờ đây cũng làm giảm tối đa sự tổn thương thượng bì, giảm sự chảy máu, ít phồng rộp và ít thay đổi cấu trúc da. Khi bước sóng bị bẻ đôi sẽ cho ra ánh sáng xanh do vậy có hiệu quả hơn cho hệ thống laser này khi điều trị mực màu đỏ. Chăm sóc vết thương đôi khi cũng cần thiết sau laser.
          Quy trình điều trị
          Dùng laser Q-switched Nd:YAG điều trị xóa xăm. Tiến hành điều trị khoảng 3 đến 8 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 tuần đến 6 tuần. Số lần nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mực xăm và màu mực xăm.
Một số hình ảnh minh họa, Trước và sau điều trị
 

 
 
Tài liệu tham khảo
3.           A H S Peach, K Thomas and J Kenealy (2000). Colour shift following tattoo removal with Q-switched Nd-YAG laser (1064/532). British Journal of Plastic Surgery.
4.           Agneta M Troilius (2000). Effective Treatment of Traumatic Tattoos With a Q-Switched Nd:YAG Laser. Lasers in Surgery and Medicine.
5.           B M Prinz, S R Vavricka, P Graf, G.Burg and R Dummer (2005). Efficacy of laser treatment of tattoos using lasers emitting wavelengths of 532 nm, 755 nm and 1064 nm. British Journal of Dermatology.
6.          B M Prinz, S R Vavricka, PGraf, G Burg and R Dummer (2004). Efficacy of laser treatment of tattoos using lasers emitting wavelengths of 532 nm, 755 nm and 1064 nm. Dermatological Surgery and Lasers.
7.           Brian D Zelickson , David A Mehregan, Ali A Zarrin (1998). Clinical, Histologic and Ultrastructural Evaluation of Tattoos Treated With Three Laser Systems. Lasers in Surgery and Medicine.



PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SAU CẮT BỎ UNG THƯ TẾ BÀO GAI MÔI DƯỚI

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SAU CẮT BỎ UNG THƯ TẾ BÀO GAI MÔI DƯỚI
 Ths.Bs. Đinh Công Phúc

1.    Sơ lược về ung thư tế bào gai (squamous cell carcinoma.SCC)
SCC luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư, hiếm hơn là trên những bệnh viêm loét da mạn tính [1]. Bệnh xuất hiện tự nhiên hoặc sau sang chấn nhiều lần, lặp đi lặp lại, hoặc sau khi điều trị không thích hợp, thương tổn lớn lên lan rộng ra, lớp sừng dày lên, trên bề mặt tổn thương bị loét, thâm nhiễm sâu xuống dưới, bờ nổi cao lên có quầng đỏ bao bọc xung quanh, có khi xuất hiện dạng như nhú sừng [4].
SCC có huynh hướng lan rộng và xâm lấn vào hệ thống bạch huyết. Sự tiến triển có những biến đổi tương ứng với vị trí của tổn thương ban đầu và trình độ biệt hoá của các tế bào. Có thể tiến triển tương đối chậm ở một số trường hợp và một số khác thì lại nhanh chóng xâm lấn vào tổ chức lân cận, loét phá huỷ phần mềm, sụn, xương mạch máu lớn và dây thần kinh. Nhiễm khuẩn cơ hội là thường gặp và thường thấy trong SCC loét. Tổn thương nhiễm trùng thứ phát gây hạch viêm là thường gặp, nên khó phân biệt với hạch di căn. Chẩn đoán xác định SCC dựa vào giải phẫu bệnh [1], [2], [4].

2. Phẫu thuật SCC môi dưới
SCC thường hay xảy ra ở môi dưới, vì  môi dưới hay bị loét mãn tính, khó lành [5].  Phẫu thuật cắt bỏ đi và tạo hình vạt da tại chỗ là cách điều trị chính [12]. Môi dưới là vùng khó khăn để phẫu thuật tái tạo, vì nó phức tạp về hình thái và giải phẫu. Phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi phải tái tạo lại được tổ chức thiếu ở viền môi bằng các vạt da mặt bình thường về cấu trúc và chức năng. có rất nhiều quy trình phẫu thuật tái tạo môi dưới được dùng như: vạt V-Y, vạt xoay, vạt đẩy, vạt tự do, vá da.v.v [7], [8], [11].

3. Kỹ thuật tạo hình vạt V-Y
Vạt da V-Y là vạt da tại chỗ tạo hình theo kiểu vạt da dồn đẩy (H1a), thường được dùng để tái tạo vùng môi dưới. Khối u được cắt bỏ cách bờ tổn thương 1 cm, bóc tách sạch tổ chức tổn thương, cầm máu kỹ. Vạt da V-Y vùng cằm được thiết kế như hình 1, chỉ cắt da và tổ chức dưới da, bảo tồn tối đa các cơ: cơ vòng môi, cơ hạ góc miệng, cơ cằm. Vạt da được bóc tách và kéo phủ tới vị trí da khuyết hổng cần tạo hình vùng môi dưới. Bóc tách niêm mạc bên trong miệng và khâu với vạt da vừa tịnh tiến.
.            
Hình 1. Thiết kế vạt V-Y [7]

4. Bệnh nhân phẫu thuật
4.1.            Bệnh nhân 1
                   

H2. A. Trước phẫu thuật                       B. Trong khi phẫu thuật


                





   


  
C. Sau phẫu thuật                                            D. Sau phẫu thuật

Bệnh nhân nữ, 82 tuổi, phẫu thuật ngày 28/7/06. Khối ung thư kích thươc 4,2 x 1,5 cm ở giữa viền môi đỏ và môi trắng. Được chẩn đoán là SCC bằng giải phẩu bệnh lí. Chưa phát hiện thấy hạch vùng. Bệnh nhân gây tê tại chỗ, cắt bỏ khối ung thư cách bờ khoảng 1cm  (H.2.). Vùng môi trắng bị thiếu hổng cần phải phẫu thuật tạo hình bằng vạt da tại chỗ, với kích thước là 4,2 x 4,6 cm. Bóc tách giữ cuống vạt là tổ chức dưới da. Trượt vạt da lên vùng môi và khâu vào niêm mạc môi đỏ. Kết quả thật khả quan sau 2 tuần phẫu thuật.

4.2. Bệnh nhân 2
Bệnh nhân nữ 88 tuổi, phẫu thuật ngày 24/10/06. Khối ung thư kích thước 1,4 x 2,1 cm ở môi dưới. Được chẩn đoán dưới giải phẫu bệnh là ung thư tê bào gai. Khối u xâm lấn cả môi đỏ và môi trắng. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u cách bờ 1 cm. Tạo hình vạt da tại chỗ có kích thước là 4.3 x 4,2 cm. Bóc tách giữ cuống vạt da, trượt vạt da lên vùng môi khoảng 2 cm. Khâu tạo hình lại vùng môi. Kết quả sau 2 tuần phẫu thuật.
                          











H.3.A. Trước điều trị                                    B. Trong điều trị
                         
C. Sau điều trị                                             D. Sau điều trị
5. Thảo luận
Có  nhiều cách mô tả kỹ thuật tạo hình khuyết hổng môi dưới. Tạo hình thành công vùng môi dưới đòi hỏi phải có tiêu chuẩn nhất định. Vạt da vùng môi là vạt da trượt vì vậy cảm giác sẽ không mất đi, chức năng môi dưới vẫn đảm bảo. Vạt da này đóng kín được khuyết da nhưng lại không gây biến dạng môi. Viền môi cũng giữ được khi tạo hình đúng và có được kết quả thẩm mỹ khả quan. Tuy nhiên thiếu hổng nhiều tổ chức vùng môi dưới nhiều hơn 1/3 môi thì không dùng vạt V-Y vì không thể che phủ được khuyết hổng mà không gây biến dạng môi. Quy trình phẫu thuật an toàn lúc này là vạt xoay Karapandzic.
Khi mất nhiều vùng môi dưới thì nên áp dụng vạt từ môi trên để tạo hình môi dưới, vạt xoay hay vạt tự do. Dù kỹ thuật nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ. Vì vậy khi phẫu thuật tạo hình cần tính toán một cách thật kỹ để không phải gây biến dạng mất thẩm mỹ về sau.

Tài liệu tham khảo
1.    Bộ môn Da liễu Học viện Quân Y (2001). Bệnh da và Hoa liễu. NXB Quân đội nhân dân.
2.     D Jol, M L F Van Velthuysen (2002). Treatment results of regional metastasis from cutaneous head and neck squamous cell carcinoma. Elsevier.
3.    E Mathew Lype, M Pandey, A Mathew, G Thomas, M Krishnan Nair (2004). Squamous cell cancer of the buccal mucosa in young adults. Elsevier.
4.    H Altinyollar, U Berberoglu and O Celen (2001). Lymphatic mapping and sentinel lymph node biopsy in squamous cell carcinoma of the lower lip. Euopean Journal of Surgical Oncology.
5.    H Ayub Khan, N S Niranjan (2004). Four V-Y islanded flap reconstruction for ful thickness defect of chin and labial sulcus. Elsevier.
6.     J Liebau, A Arens, V Schwipper, A Schulz (2006). Sentinel lymph node mapping for patients with Merkel cell carcinoma – experience of 5 years. Euopean Journal of  Plastic Surgery.
7.    Kenji Yano, Ko Hosokawa, Tateki Kubo (2005). Combined tongue flap and V-Y advancement flap for lower lip defects. Elsevier.
8.    Makoto Yamauchi, Takatoshi Yotsuyanagi, Katsunori Yokoi, Satoshi Urushidate, Ken Yamashita, Yuko Higuma. One stage reconstruction of a large defect of the lower lip and oral commissure. Elsevier.
9.     Michal Zabrodsky, Luca Calabrese, Antonella Tosoni (2004). Major surgery in the elderly head and neck cancer patient: immediate and long term surgical results and complication rates. Elsevier.
10. N J Backer, C Webb, D Macpherson (2001). Surgical management of cutaneous squamous cell carcinoma of the head and neck. Elsevier.
11.  N S  Mastronikolis, D Fitzgerald, C Owen, Z Neary (2005). The management of squamous cell carcinoma of neck. The Birmingham UK experience. Elsevier.


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG
Ths.Bs. Đinh Công Phúc

Phẫu thuật THTB có 2 cách: phẫu thuật THTB có chuyển rốn (phẫu thuật THTB toàn bộ) và không chuyển rốn
1. Phẫu thuật THTB không chuyển rốn
Phẫu thuật THTB không chuyển rốn được áp dụng trong những trường hợp có thữa da và mỡ khu trú và ít. Cân cơ thành bụng còn trương lực tốt [4, 5, 9, 12, 14, 15].
1.1. Phẫu thuật THTB dưới rốn
Kỹ thuật này thực hiện ở những bệnh nhân bị thừa da, mỡ và cân cơ thành bụng vùng dưới rốn. Thực hiện đường rạch da hình cung ngang trên xương mu và kéo dài tới nếp lằn bẹn. Bóc tách vạt da bụng đến rốn nhưng không quá rốn. Khâu tạo hình lại cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa, cắt bỏ bớt lớp mỡ thừa dưới rốn. Khâu néo vạt da mỡ xuống dưới cân cơ thành bụng để giảm căng vết mổ. Kéo vạt da mỡ đều hai bên xuống dưới sao cho căng đêu và cắt bỏ phần da thừa bên dưới. Khâu vết sẹo lại vùng nếp lằn bụng rất kín đáo.
Khâu da hai lớp và băng ép vạt da bụng.
Hình 1: Đường mổ phẫu thuật không chuyển rốn [12]
1.2. Phẫu thuật THTB trên rốn
Kỹ thuật này thực hiện ở những bệnh nhân có thừa da, mỡ và cân cơ thành bụng vùng trên rốn, thường hay kết hợp với phẫu thuật tạo hình vú phì đại và vú sa trễ. Đường rạch da hay dùng là đường ngang trên ở nếp lằn dưới vú, bóc tách vạt da mỡ xuống tới rốn. Khâu tạo hình cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa trên rốn, khâu từ rốn tới mũi ức, cắt bỏ bớt lớp mỡ thừa trên rốn. Khâu néo vạt da bụng xuống cân cơ thành bụng. Kéo căng vạt da bụng đều hai bên và cắt bỏ bớt da thừa hai bên [9, 10].
Khâu da 2 lớp và băng ép vạt da bụng.
Hình 2: Đường mổ nếp lằn dưới vú [10]
1.3.  Phẫu thuật THTB quanh rốn
Kỹ thuật này ít sử dụng vì vết sẹo nằm ngang qua giữa rốn, rất mất thẩm mỹ và dễ nhìn thấy. Nhóm này gồm có hai kỹ thuật: kỹ thuật THTB quanh rốn và kỹ thuật THTB ngang rốn hình yên ngựa.
2. Phẫu thuật THTB toàn bộ có chuyển rốn
Kỹ thuật thực hiện bỡi một đường rạch dọc dài trên xương mu kéo dài ra hai bên mạng sườn. Bóc tách hai vạt da bụng hai bên, tạo hình lại cân cơ thành bụng và cắt bỏ da và mỡ thừa vùng bụng. Ap dụng trong những trường hợp bệnh nhân có giãn nhiều cân cơ thành bụng, mỡ và da bụng. Chỉ định áp dụng cho bệnh nhân có thừa da, mỡ và giãn nhiều cân cơ thành bụng trên và dưới rốn.
2.1. Phẫu thuật THTB theo đường dọc
Kỹ thuật này ít dùng [10] vì là đường rạch theo đường trắng giữa trên và dưới rốn. Vết sẹo để lại rất mất thẩm mỹ nên bệnh nhân ít chấp nhận. Thường áp dụng cho những bệnh nhân THTB có vết sẹo trên và dưới rốn.
                        
Hình 3: Đường mổ theo đường trắng giữa [10]
2.2. Phẫu thuật THTB ngang- dọc
Kỹ thuật thực hiện với mục đích cắt bỏ một khối lượng lớn da, mỡ thừa và giãn nhiều cân cơ thành bụng. Chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân béo phì có thừa nhiều da và mỡ ở thành bụng trước. Tuy nhiên, đường sẹo có hình chư T ngược kéo dài từ mũi ức đến trên xương mu và ra hai bên eo. Đường sẹo này cũng không được bệnh nhân chấp nhận và không thẩm mỹ, sẹo quá dài, rất dễ bị phát hiện [15].
Hình 4: Đường mổ ngang doc [15]
2.3. Phẫu thuật THTB đường ngang dưới rốn
Đây là kỹ thuật có đường mổ ngang trên xương mu và dười rốn, bóc tách lên cao tới mũi ức, tạo hình lại cân cơ thành bụng trên và dưới rốn. Khâu néo vạt da mỡ xuống cân cơ thành bụng, tạo hình lại rốn, có thể kết hợp với hút mỡ ở vùng eo.
3. Phẫu thuật THTB có chuyển rốn theo đường ngang dưới rốn
Nguyên tắc kỹ thuật [1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 11, 13, 14, 15].
Vẽ và xác định đường rạch da trên xương mu, dưới rốn, kéo dài tới nếp lằn bẹn.
Giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ, giữ lại gốc rốn.
Bóc vạt da mỡ lên trên cho đến mũi ức, bóc rộng vừa đủ. Bóc ngay trên lớp cân cơ thành bụng.
Khâu phục hồi lại cân cơ thành bụng đường trắng giữa, có thể khâu tạo hình ở hai đường trắng bên.
          Có thể kết hợp với hút mỡ vùng eo-mạng sườn
Khâu giảm căng cho vạt da mỡ xuống cân cơ thành bụng (PTS: Progressive Tension Suture), mũi khâu cố định vạt da mỡ xuống cân cơ thành bụng. Khâu trải dài toàn bộ vạt da mỡ.
Cắt bỏ da và mỡ thừa dưới rốn, kéo vạt da xuống và khâu lại với đường rạch da bên dưới.
Khâu tạo hình lại rốn
Hình 5. Phẫu thuật tạo hình thành bụng theo đường ngang dưới rốn [15]


Tài liệu tham khảo

1.          Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2006). Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học.
II. Tài liệu tiếng Anh
3.          Alan Matarasso MD-Richard W Swift MD-Marlene Rankin PhD. (2006). Abdominoplasty and Abdominal Contour Surgery: A National Plastic Surgery Survey. Plastic and Reconstructive Surgery.
4.          Daniel Lee–Victor Noronha (2008). Concepts in classical abdominoplasty: radial surgery is more and better. Hong Kong Medical Diary.
6.          Fabio Xerfan Nahas MD (2001). An Aesthetic Classification of the Abdomen Based on the Myoaponeurotic Layer. Plastic and Reconstructive Surgery.
7.          Fabio Xerfan Nahas (2001). A Pragmatic Way to Treat Abdominal Deformities Based on Skin and Subcutaneous Excess. Aesthetic Plastic Surgery.
10.     La´zaro Ca´rdenas-Camarena MD (2005). Aesthetic Surgery of the Thoracoabdominal Area Combining Abdominoplasty and Circumferential Lipoplasty: 7 Years’ Experience. Plastic and Reconstructive Surgery.
11.     Oscar M Ramirez MD (2000). Abdominoplasty and Abdominal Wall Rehabilitation: A Comprehensive Approach. Plastic and Reconstructive Surgery.
12.     Richard A Baxter MD-Mountlake Terrace (2001).Controlled Results with Abdominoplasty. Aesthetic Plastic Surgery.





Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC

PHẪU THUẬT NÂNG NGỰC 
Ths. Bs. Đinh Công Phúc
1        1. Đại cương
Phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn là loại phẫu thuật sử dụng các túi độn để làm tăng kích thước của vú và cải thiện hình dáng của bộ ngực như mong ước, giúp bạn có được bộ ngực nở nang, cân đối và lôi cuốn hơn. Phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn dành cho những phụ nữ bị ngực lép bẩm sinh hoặc để phục hồi thể tích tuyến vú bị mất sau khi mang thai hoặc giảm cân.
2. Chỉ định phẫu thuật
- Tuổi từ 18 trở lên
- Hiện tại không mang thai hoặc cho con bú
- Tình trạng sức khỏe tốt
- Tâm lý ổn định
- Có nhu cầu cải thiện ngoại hình
- Khám và ước lượng kích thước túi và sự mong đợi của bệnh nhân là thực tế
3. Quy trình kỹ thuật
         
Thực hiện tại Bệnh viện dưới gây mê toàn thân.
Vị trí đường rạch của phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn có thể ở một trong những vị trí sau: nếp gấp dưới bầu vú, quanh quầng vú. Việc lựa chọn vị trí đường mổ phụ thuộc vào đặc điểm giải phẩu của bộ ngực và sự ưa thích của từng khách hàng. Với những phụ nữ có nếp lằn dưới vú rõ, ngực hơi sa trễ, có thể lựa chọn đường mổ ở nếp lằn dưới vú vì sẹo trong trường hợp này thường mảnh, đẹp và được che dấu. Với những phụ nữ có quầng vú rộng có thể chon đường rạch quanh quầng vú vì sẹo ở vị trí này thường mảnh và khó nhận thấy.
Rạch da, bóc tách tạo khoang rỗng ở dưới tuyến vú hoặc dưới cơ ngực lớn và cầm máu kỹ. Đặt vào đó mô cấy ngực ở trị trí dưới cơ ngực lớn là chủ yếu vì là cho ngực sau mổ ít bị lộ túi và bị chảy sệ. Trong trường hợp nghi ngờ chảy máu, bác sĩ có thể đặt các ống dẫn lưu, để lại trong vòng 24-48h
Các loại túi độn gel
Với sự phát triển không ngừng của ngành phẫu thuật thẩm mỹ trên thế giới, hiện nay có nhiều dạng túi độn ngực với kích cỡ và hình dáng khác nhau đáp ứng cho nhu cầu phẫu thuật nâng ngực. Các túi độn ngực này được sử dụng cho hầu hết các ca phẫu thuật nâng nở ngực với lớp vỏ bằng silicone, lớp vỏ này nhám (textured) rất dễ kết dính với tổ chức mô xung quanh, bên trong chất gel mềm mại sẽ mang lại cảm giác tự nhiên cho bộ ngực với hình dạng giống như bộ ngực thật.
. Mô cấy có thể hình tròn (round) hoặc hình giọt nước (anatomical).
4. Chăm sóc sau mổ
Phẫu thuật nâng ngực được thực hiện dưới gây mê toàn thân, vì thế nên để đảm bảo an toàn sau phẫu thuật cần có thời gian chăm sóc theo dõi sau mỗ. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được đưa về phòng nghỉ và tỉnh lại sau 1 tiếng. Có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi căng tức vùng ngực, cảm giác mệt mỏi do ảnh hưởng của thuốc mê. Những cảm giác đó sẽ dần dần hết trong 24h sau đó. Do vậy, sau phẫu thuật bệnh nên nghỉ ngơi tại bệnh viện ít nhất 1 hôm.
Sau mổ, bệnh nhân nên đi lại, không nên nằm tại chỗ lâu, việc đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp máu lưu thông tốt, quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn. Nên hít thở sâu đừng quá lo lắng với cảm giác ngực căng tức, cảm giác khó thở mà không hít thở sâu sẽ ảnh hưởng đến hô hấp. Trong vài ngày đầu có thể có sự phù nề nhẹ, bầm tím ở vết mỗ.
Sau mỗ bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trong những ngày đầu 3 – 7 ngày tuỳ thuộc vào thể tích của túi độn, vị trí túi độn và khả năng dung nạp của cơ thể. Vết mỗ cắt chỉ sau khoảng 10 ngày, trong thời gian nay cần giữ khô vết mỗ, thay băng theo chỉ định của bác sĩ. – Bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngày hôm sau, và có thể làm việc trở lại sau 7 – 10 ngày tuỳ thuộc vào tính chất của công việc.
Chỉ nên hoạt động thể thao trở lại sau 2 tháng.
Cần băng ép, giữ ngực ổn định trong 2 tuần đầu. Thay băng sau ngày đầu bằng băng nhẹ. Nên mang áo ngực định để nâng đỡ bầu vú và giữ cho hình dáng bộ ngực được cân đối và dễ chịu.
Cần massage sớm trong 2 tuần đầu để ngực mềm mại sau phẫu thuật nâng ngực. Ngực căng cứng sẽ trở nên mềm mại theo thời gian và việc massage sớm sẽ khiến ngực nhanh lấy lại vóc dáng tự nhiên hơn.
5. Những biến chứng có thể xảy ra sau nâng ngực
- Chảy máu sau phẫu thuật
- Cảm giác ngực căng cứng trong tháng đầu tiên
- Đau vết mỗ trong những ngày đầu, đặc biệt có trường hợp đau nhiều khi vận động hai tay, rất khó khăn khi đưa tay cao.
- Cảm giác quanh núm vú có thể giảm tạm thời. Khi gặp những triệu chứng như trên sau nâng ngực, bạn đừng quá lo lắng mà lưu ý rằng các triệu chứng này sẽ giảm dần.
- Lệch túi: 2 bênh không đều nhau (phải mổ lại để chỉnh sửa)
- Co kéo túi (capsule constractor): ít xảy ra với túi nhám.






Hình ảnh trước và sau phẫu thuật nâng vú

Tài liệu tham khảo
John Tebbetts (2010). Augmentation Mammaplasty with DVD 1st Edition. Elsevier.
2.    Ismail Jatoi (2006). Atlas of Breast Surgery. Springer.
3.    Michael S. Sabel, MD (2009). Essentials of Breast Surgery. Elsevier.
4.    Elizabeth Hall-Findlay and Gregory Evans, MD (2010). Aesthetic and Reconstructive Surgery of the Breast. Elsevier. 
5.   Jingjing Sun, Chunjun Liu, Dali Mu Keming Wang, Sainan Zhu, Yi He, Jie Luan (2015). Chinese Women’s Preferences and Concerns regarding Incision Location for Breast Augmentation Surgery: A Survey of 216 Patients. Aesthetic Plastic Surgery.
6.    J.D. Horsnell, A.E. Searle, P.A. Harris (2017). Intra-operative techniques to reduce the risk of capsular contracture in patients undergoing aesthetic breast augmentation. Elsevier. 
7.    Dennis C. Hammond, MD (2009). The Periareolar Approach to Breast Augmentation. Elsevier.