homs PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SAU CẮT BỎ UNG THƯ TẾ BÀO GAI MÔI DƯỚI ~ THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC

thammybacsiphuc

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SAU CẮT BỎ UNG THƯ TẾ BÀO GAI MÔI DƯỚI

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH SAU CẮT BỎ UNG THƯ TẾ BÀO GAI MÔI DƯỚI
 Ths.Bs. Đinh Công Phúc

1.    Sơ lược về ung thư tế bào gai (squamous cell carcinoma.SCC)
SCC luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư, hiếm hơn là trên những bệnh viêm loét da mạn tính [1]. Bệnh xuất hiện tự nhiên hoặc sau sang chấn nhiều lần, lặp đi lặp lại, hoặc sau khi điều trị không thích hợp, thương tổn lớn lên lan rộng ra, lớp sừng dày lên, trên bề mặt tổn thương bị loét, thâm nhiễm sâu xuống dưới, bờ nổi cao lên có quầng đỏ bao bọc xung quanh, có khi xuất hiện dạng như nhú sừng [4].
SCC có huynh hướng lan rộng và xâm lấn vào hệ thống bạch huyết. Sự tiến triển có những biến đổi tương ứng với vị trí của tổn thương ban đầu và trình độ biệt hoá của các tế bào. Có thể tiến triển tương đối chậm ở một số trường hợp và một số khác thì lại nhanh chóng xâm lấn vào tổ chức lân cận, loét phá huỷ phần mềm, sụn, xương mạch máu lớn và dây thần kinh. Nhiễm khuẩn cơ hội là thường gặp và thường thấy trong SCC loét. Tổn thương nhiễm trùng thứ phát gây hạch viêm là thường gặp, nên khó phân biệt với hạch di căn. Chẩn đoán xác định SCC dựa vào giải phẫu bệnh [1], [2], [4].

2. Phẫu thuật SCC môi dưới
SCC thường hay xảy ra ở môi dưới, vì  môi dưới hay bị loét mãn tính, khó lành [5].  Phẫu thuật cắt bỏ đi và tạo hình vạt da tại chỗ là cách điều trị chính [12]. Môi dưới là vùng khó khăn để phẫu thuật tái tạo, vì nó phức tạp về hình thái và giải phẫu. Phẫu thuật thẩm mỹ đòi hỏi phải tái tạo lại được tổ chức thiếu ở viền môi bằng các vạt da mặt bình thường về cấu trúc và chức năng. có rất nhiều quy trình phẫu thuật tái tạo môi dưới được dùng như: vạt V-Y, vạt xoay, vạt đẩy, vạt tự do, vá da.v.v [7], [8], [11].

3. Kỹ thuật tạo hình vạt V-Y
Vạt da V-Y là vạt da tại chỗ tạo hình theo kiểu vạt da dồn đẩy (H1a), thường được dùng để tái tạo vùng môi dưới. Khối u được cắt bỏ cách bờ tổn thương 1 cm, bóc tách sạch tổ chức tổn thương, cầm máu kỹ. Vạt da V-Y vùng cằm được thiết kế như hình 1, chỉ cắt da và tổ chức dưới da, bảo tồn tối đa các cơ: cơ vòng môi, cơ hạ góc miệng, cơ cằm. Vạt da được bóc tách và kéo phủ tới vị trí da khuyết hổng cần tạo hình vùng môi dưới. Bóc tách niêm mạc bên trong miệng và khâu với vạt da vừa tịnh tiến.
.            
Hình 1. Thiết kế vạt V-Y [7]

4. Bệnh nhân phẫu thuật
4.1.            Bệnh nhân 1
                   

H2. A. Trước phẫu thuật                       B. Trong khi phẫu thuật


                





   


  
C. Sau phẫu thuật                                            D. Sau phẫu thuật

Bệnh nhân nữ, 82 tuổi, phẫu thuật ngày 28/7/06. Khối ung thư kích thươc 4,2 x 1,5 cm ở giữa viền môi đỏ và môi trắng. Được chẩn đoán là SCC bằng giải phẩu bệnh lí. Chưa phát hiện thấy hạch vùng. Bệnh nhân gây tê tại chỗ, cắt bỏ khối ung thư cách bờ khoảng 1cm  (H.2.). Vùng môi trắng bị thiếu hổng cần phải phẫu thuật tạo hình bằng vạt da tại chỗ, với kích thước là 4,2 x 4,6 cm. Bóc tách giữ cuống vạt là tổ chức dưới da. Trượt vạt da lên vùng môi và khâu vào niêm mạc môi đỏ. Kết quả thật khả quan sau 2 tuần phẫu thuật.

4.2. Bệnh nhân 2
Bệnh nhân nữ 88 tuổi, phẫu thuật ngày 24/10/06. Khối ung thư kích thước 1,4 x 2,1 cm ở môi dưới. Được chẩn đoán dưới giải phẫu bệnh là ung thư tê bào gai. Khối u xâm lấn cả môi đỏ và môi trắng. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u cách bờ 1 cm. Tạo hình vạt da tại chỗ có kích thước là 4.3 x 4,2 cm. Bóc tách giữ cuống vạt da, trượt vạt da lên vùng môi khoảng 2 cm. Khâu tạo hình lại vùng môi. Kết quả sau 2 tuần phẫu thuật.
                          











H.3.A. Trước điều trị                                    B. Trong điều trị
                         
C. Sau điều trị                                             D. Sau điều trị
5. Thảo luận
Có  nhiều cách mô tả kỹ thuật tạo hình khuyết hổng môi dưới. Tạo hình thành công vùng môi dưới đòi hỏi phải có tiêu chuẩn nhất định. Vạt da vùng môi là vạt da trượt vì vậy cảm giác sẽ không mất đi, chức năng môi dưới vẫn đảm bảo. Vạt da này đóng kín được khuyết da nhưng lại không gây biến dạng môi. Viền môi cũng giữ được khi tạo hình đúng và có được kết quả thẩm mỹ khả quan. Tuy nhiên thiếu hổng nhiều tổ chức vùng môi dưới nhiều hơn 1/3 môi thì không dùng vạt V-Y vì không thể che phủ được khuyết hổng mà không gây biến dạng môi. Quy trình phẫu thuật an toàn lúc này là vạt xoay Karapandzic.
Khi mất nhiều vùng môi dưới thì nên áp dụng vạt từ môi trên để tạo hình môi dưới, vạt xoay hay vạt tự do. Dù kỹ thuật nào đi chăng nữa thì vẫn phải đảm bảo về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ. Vì vậy khi phẫu thuật tạo hình cần tính toán một cách thật kỹ để không phải gây biến dạng mất thẩm mỹ về sau.

Tài liệu tham khảo
1.    Bộ môn Da liễu Học viện Quân Y (2001). Bệnh da và Hoa liễu. NXB Quân đội nhân dân.
2.     D Jol, M L F Van Velthuysen (2002). Treatment results of regional metastasis from cutaneous head and neck squamous cell carcinoma. Elsevier.
3.    E Mathew Lype, M Pandey, A Mathew, G Thomas, M Krishnan Nair (2004). Squamous cell cancer of the buccal mucosa in young adults. Elsevier.
4.    H Altinyollar, U Berberoglu and O Celen (2001). Lymphatic mapping and sentinel lymph node biopsy in squamous cell carcinoma of the lower lip. Euopean Journal of Surgical Oncology.
5.    H Ayub Khan, N S Niranjan (2004). Four V-Y islanded flap reconstruction for ful thickness defect of chin and labial sulcus. Elsevier.
6.     J Liebau, A Arens, V Schwipper, A Schulz (2006). Sentinel lymph node mapping for patients with Merkel cell carcinoma – experience of 5 years. Euopean Journal of  Plastic Surgery.
7.    Kenji Yano, Ko Hosokawa, Tateki Kubo (2005). Combined tongue flap and V-Y advancement flap for lower lip defects. Elsevier.
8.    Makoto Yamauchi, Takatoshi Yotsuyanagi, Katsunori Yokoi, Satoshi Urushidate, Ken Yamashita, Yuko Higuma. One stage reconstruction of a large defect of the lower lip and oral commissure. Elsevier.
9.     Michal Zabrodsky, Luca Calabrese, Antonella Tosoni (2004). Major surgery in the elderly head and neck cancer patient: immediate and long term surgical results and complication rates. Elsevier.
10. N J Backer, C Webb, D Macpherson (2001). Surgical management of cutaneous squamous cell carcinoma of the head and neck. Elsevier.
11.  N S  Mastronikolis, D Fitzgerald, C Owen, Z Neary (2005). The management of squamous cell carcinoma of neck. The Birmingham UK experience. Elsevier.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét