homs HÌNH XĂM VÀ XÓA XĂM ~ THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC

thammybacsiphuc

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

HÌNH XĂM VÀ XÓA XĂM


Ths.Bs. Đinh Công Phúc
1.    Hình xăm
Hình xăm là nghệ thuật điêu khắc cổ xưa, cũng là tác phẩm nghệ thuật mà luôn tồn tại trong cộng đồng ở nhiều nền văn hoá. Nghệ thuật hình xăm đã kế thừa nhu cầu cần thiết của con người để thoả mãn mong muốn về nghệ thuật điêu khắc trên người. Nhưng không may thay, khi người ta quyết định xăm hình nghệ thuật thì họ thường hối tiết việc làm của họ trong thời gian sau. Hình xăm còn để nhận dạng từng người trong thời kỳ chiến tranh khi họ bị bắt làm tù binh, hay thành viên của các băng đảng và có cả khi bị vết thương do các dị vật gắn vào da.
1.1. Nguyên tắc xăm
Khi muốn đưa một màu mực vào trong da thì người ta thường dùng kim để châm lỗ trên da, mực xăm sẽ theo các lỗ kim đã châm sẵn thấm vào trong da, qua lớp thượng bì, đến lớp trung bì nông của da. Khi đó, những hạt mực xăm sẽ đi vào nguyên sinh chất của tế bào sợi (fibroblast), tế bào mast ở da và nằm quanh các máu.
1.2. Phân loại hình xăm
1.2.1. Màu mực xăm
Thông thường, có các màu mực xăm như sau:
Màu trắng (titanium dioxide, Ti O2), màu vàng (cadmium sulphide, CdS), màu xanh (chromic oxide, Cr2O3), màu đen: hai loại: iron oxide sắt (Fe3O4) + carbon, màu đỏ: nhiều loại như cadmium selenide (CdSe), red cinnabar (HgS), iron oxide sắt (Fe2O3).
Màu mực đen do chấn thương thì thường do: các chất đất đá, nhựa mặt đường hay thuốc súng.
1.2.2. Hình xăm
          Xăm chuyên nghiệp (professional tattoo): các hạt mực nằm cố định trong nguyên sinh chất của tế bào sợi nên không phai đi theo thời gian.
          Xăm nghiệp dư (amateur tattoo): các hạt mực nằm trong nguyên sinh chất và nằm ngoài tế bào, thường phai đi theo thời gian nhưng màu mực không mất đi hoàn toàn.
          Chấn thương (traumatic tattoo): các hạt nhựa đường nằm trong nguyên sinh chất và nằm ngoài tế bào, thường phai đi theo thời gian nhưng màu mực không mất đi hoàn toàn.
2.    Xóa xăm
2.1.        Các phương pháp xóa xăm cổ điển
Trong nhiều thập kỹ qua đã có nhiều phương pháp để xoá hình xăm  được áp dụng. Các kỹ thuật cổ điển với mục đích phá huỷ cấu trúc da hay lấy đi lớp da mà có mang hình xăm (mài da, lột da hay phẫu thuật), hoá chất, các kỹ thuật phá huỷ tại chỗ như làm nóng trực tiếp, đốt điện, laser CO2. Tất cả các phương pháp trên đều mang lại vết sẹo cho bệnh nhân vì có gây phản ứng viêm da và phá huỷ lớp tế bào đáy của da. Thậm chí, hiện nay còn có rất nhiều các cơ sở thẩm mỹ tư nhân chỉ dùng mực xăm có màu giống màu da để xăm phủ lên hình xăm cũ, nhưng kết quả vẫn không theo như nguyện vọng của bệnh nhân.
2.2.        Xóa xăm bằng laser công nghệ cao
 Năm 1983, nguyên lí phân hủy quang nhiệt chọn lọc của Anderson và  Parish được phát minh (bước sóng của laser phải đạt đến sự hấp thu của mô đích. Thời gian xung hay thời gian tiếp xúc trên mô phải nhỏ hơn thời gian thải nhiệt hay thời gian tản nhiệt trên mô. Mật độ năng lượng có khả năng đạt đến để tạo ra sự phá hủy bằng nhiệt trên mô đích, tại nơi điều trị). Họ cho rằng khi mô hấp thu các bước sóng và độ rộng xung thì bằng hoặc ngắn hơn thời gian thải nhiệt trên mô, sức nóng tạo ra sẽ đi đến tổ chức đích. Để đến được đích là mực xăm thì bước sóng của laser  và thời gian xung phải chọn lựa một cách thích hợp.
          Để tới đích là mực của hình xăm, bước sóng tốt nhất để hấp thu chọn lọc cho loại mực màu thì bước sóng này phải giảm tối đa sự hấp thu ban đầu của melanin và hemoglobin. Dữ liệu quan phổ tương phản cho loại mực màu phải chọn lựa được bước sóng thích hợp nhất. Sắc tố màu đen sẽ hấp thu tất cả các loại bước sóng (tương phản nhỏ nhất), khi tăng bước sóng thì sự hấp thu melanin ở thượng bì giảm đi. Bước sóng từ 600->800 nm sẽ hấp thu tốt nhất loại mực màu xanh lá chuối non và màu xanh nước biển, màu đỏ thì hấp thu bước sóng tốt nhất dưới 575 nm, màu rám nắng hấp thu bước sóng dưới 560 nm, màu sáng hơn hấp thu bước sóng dưới 535 nm, màu vàng hấp thu bước sóng dưới 520 nm.

Hình 1: Sơ đồ hấp thu melanin và hemoglobin của các bước sóng laser.
2.3.        Các loại laser Q-switched có thể xóa xăm
2.3.1.   Q-switched laser Ruby (694 nm)
Laser ruby rất có hiệu quả để xoá hình xăm màu đen, xanh-đen và xanh dương, tuy nhiên màu xanh dương khó điều trị hơn, mặc dù quang phổ tương phản tiên đón rằng sẽ đáp ứng rất tốt với bước sóng 694 nm. Các màu khác thì đáp ứng kém với laser ruby hơn. Laser có tỉ lệ xung lặp lại khoảng từ 1->2 giây. Chảy máu và mất tổ chức có thể ít xảy ra, nhưng khi dùng spot size lớn hơn thì ít ảnh hưởng tới tổ chức hơn.
2.3.2. Q-switched Alexandrite laser
          Q-switched alexandrite laser có bước sóng 755 nm, khoảng rộng xung 50-> 100 nano giây, xung lặp lại 1 Hz. Đường kính tia laser được dẫn bỡi sợi quang bằng hệ thống cánh tay dẫn. Bước sóng 755 nm bị hấp thu rất tốt những sắc tố màu đen, màu xanh dương, màu xanh nước biển và ít bị hấp thu sắc tố màu đỏ. Chỉ cần một lần điều trị thì những mảng màu mực đen bị xoá sạch, mực màu xanh dương và màu xanh nước biển cũng đáp ứng tốt, riêng mực màu đỏ thì không đáp ứng. Hiệu quả điều trị còn liên quan tới năng lượng khi điều trị.
2.2.3. Candela PLDL 510 nm, 300 nano giây pulsed dye laser
          Đèn phát xung laser flashlamp (510 nm, khoảng rộng xung 300 ± 100 nano giây) được phát triển từ hệ thống laser Q-switched Alexandrite để điều trị những tổn thương melanin ở thượng bì. Bước sóng này cũng hấp thu tốt hình xăm màu đỏ và khoảng rộng xung ngắn đủ để phá vỡ những hạt mực. Về mô bệnh học, những hạt mực màu đỏ sau khi bị laser bẻ nhỏ đi bị các đại thực bào mang đi. Thêm vào đó, laser này chỉ hấp thu ở thượng bì nên mực màu hồng ít có hiệu quả.
2.2.4. Q-switched laser Nd:YAG (1064 nm, 532 nm)
          Q-switched laser Nd:YAG được phát minh lúc đầu có bước sóng dài hơn (1064 nm) có thể gia tăng sự xâm nhập vào trong da và làm giảm sự hấp thu melanin ở lớp thượng bì của da, cải thiện được những đáp ứng không hiệu quả của laser ruby với hình xăm khó điều trị và tránh được sự thay đổi sắc tố. Các báo cáo đầu tiên về Nd:YAG laser tương đương với laser ruby khi xóa xăm hình xanh đen với mức năng lượng 6 J/cm2. Giảm sắc tố và thay đổi cấu trúc da thì hay gặp ở laser ruby hơn. Những sắc tố màu xanh dương hay màu đỏ không đáp ứng với Nd: YAG 1064 nm, trong khi đó chúng lại được lấy bỏ rất tốt bằng laser ruby.
          Bẻ đôi bước sóng 1064 nm tạo nên bước sóng 532 nm màu xanh, bước sóng 532 nm hấp thu tốt mực đỏ, hemoglobin và melanin. Sau 4 lần điều trị thì hơn 75% mực màu đỏ bị lấy đi. Hầu hết mực màu cam và màu đỏ tía đều cũng đáp ứng rất tốt, tuy nhiên mực màu vàng thì đáp ứng kém hơn vì nó bị hấp thu bước sóng từ 510 nm đến 520 nm. Khi điều trị bước sóng 532 nm thì nó sẽ hấp thu tốt melanin và hemoglobin do vậy hay gây đỏ da và có ít bọng nước tại vùng điều trị.
Laser Q-switched Nd: YAG đã được khẳng định là điều trị tốt hình xăm màu đen rất hiệu quả mà không gây thay đổi cấu trúc da và giảm sắc tố. Bước sóng dài, năng lượng cao hơn và độ rộng xung ngắn hơn thì mang lại hiệu quả cải thiện hơn. Các yếu tố này có thể gây chảy máu và rộp da trong khi điều trị do vậy làm cho việc điều trị có đôi chút bị trở ngại. Tia laser giờ đây cũng làm giảm tối đa sự tổn thương thượng bì, giảm sự chảy máu, ít phồng rộp và ít thay đổi cấu trúc da. Khi bước sóng bị bẻ đôi sẽ cho ra ánh sáng xanh do vậy có hiệu quả hơn cho hệ thống laser này khi điều trị mực màu đỏ. Chăm sóc vết thương đôi khi cũng cần thiết sau laser.
          Quy trình điều trị
          Dùng laser Q-switched Nd:YAG điều trị xóa xăm. Tiến hành điều trị khoảng 3 đến 8 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 tuần đến 6 tuần. Số lần nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng mực xăm và màu mực xăm.
Một số hình ảnh minh họa, Trước và sau điều trị
 

 
 
Tài liệu tham khảo
3.           A H S Peach, K Thomas and J Kenealy (2000). Colour shift following tattoo removal with Q-switched Nd-YAG laser (1064/532). British Journal of Plastic Surgery.
4.           Agneta M Troilius (2000). Effective Treatment of Traumatic Tattoos With a Q-Switched Nd:YAG Laser. Lasers in Surgery and Medicine.
5.           B M Prinz, S R Vavricka, P Graf, G.Burg and R Dummer (2005). Efficacy of laser treatment of tattoos using lasers emitting wavelengths of 532 nm, 755 nm and 1064 nm. British Journal of Dermatology.
6.          B M Prinz, S R Vavricka, PGraf, G Burg and R Dummer (2004). Efficacy of laser treatment of tattoos using lasers emitting wavelengths of 532 nm, 755 nm and 1064 nm. Dermatological Surgery and Lasers.
7.           Brian D Zelickson , David A Mehregan, Ali A Zarrin (1998). Clinical, Histologic and Ultrastructural Evaluation of Tattoos Treated With Three Laser Systems. Lasers in Surgery and Medicine.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét