homs NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỚT SẮC TỐ OTA BẰNG LASER Q-SWITCHED ND:YAG ~ THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC

thammybacsiphuc

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỚT SẮC TỐ OTA BẰNG LASER Q-SWITCHED ND:YAG

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỚT SẮC TỐ OTA BẰNG LASER Q-SWITCHED ND:YAG (2009)
Bs. Đinh Công Phúc

I. Đại cương về bớt sắc tố Ota
Bớt sắc tố Ota (Nevus Ota) là mảng tăng sắc tố với tổn thương chỉ tập trung ở vùng chi phối của nhánh mắt và nhánh hàm trên của thần kinh V, lần đầu tiên được mô tả bỡi hai bác sỹ da liễu người Nhật (1939) Ota và Tamino. Đặc trưng của tổn thương là những dát màu xanh đen phẳng hay màu nâu-lam xám hoà lẫn nhau hay những chấm màu nâu. Những mảng sắc tố này cũng có thể thấy ở củng mạc và niêm mạc mắt, niêm mạc miệng hay mũi. Trên hình ảnh mô bệnh học, các tế bào melanin trải dài trên toàn bộ bề dày của da.
II. Các phương pháp điều trị
Nhiều phương pháp điều trị bớt Ota như: phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình bằng vạt da hay vá da rời, mài da, lột da bằng hoá chất và áp nitơ lạnh thật ra không khả thi và có nguy cơ tạo sẹo cao.
Trong thời gian gần đây, các loại laser có khả năng điều trị thành công bớt Ota dựa vào nguyên lí phân huỷ quang nhiệt chọn lọc của Aderson và Parish (1983). Theo lí thuyết này, khi quang năng chuyển thành nhiệt năng để phá huỷ nhiệt chọn lọc trên mô đích thì cần có 3 điều kiện sau:
1.    Bước sóng của laser phải dạt đến sự hấp thu của mô đích.
2.    Thời gian xung hay thời gian tiếp xúc trên mô phải nhỏ hơn thời gian tản nhiệt hay thời gian thải nhiệt trên mô.
3.    Mật độ năng lượng có khả năng đạt đến để tạo ra sự phả huỷ bằng nhiệt trên mô đích tại nơi điều trị.
Các loại laser thường dùng hiện nay là Q-switched Nd:YAG (1064 nm/532 nm), Q-switched alexandrite (755 nm), Q-switched ruby (694 nm) [2, 4]. Trong đó laser Q-Switched là phương pháp điều trị rất hữu hiệu, nó phá huỷ đươc mảng sắc tố bằng cách phá huỷ các tiểu thể melanosome và các tế bào melanin ở bên trong mảng sắc tố. Do vậy, màu sắc của mảng sắc tố sẽ dần dần phai đi.
III. Bệnh nhân
- Họ và Tên: Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1981
- Bệnh nhân bị mảng tăng sắc tố màu đen bên vùng má và thái dương P, bệnh nhân đã đi điều trị nhiều nơi bằng thuốc bôi tại chỗ nhưng điều không có kết quả. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Bệnh viện Phong-Da liễu TW Quy Hoà.
- Vùng bên má và thái dương bên P có mảng tăng sắc tố màu xanh đen, phẳng với mặt da, bờ không nổi cao, các tế bào melanin nằm sâu trong da. Kích thước khoảng 17 x 21 cm.
- Bệnh nhân được điều trị khoảng 8 lần dùng laser là Q-switched Nd:YAG, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tháng.
- Sau lần điều trị đầu tiên thì màu sắc của mảng sắc tố giảm đi khoảng 30%, nhưng các lần tiếp theo thì màu sắc của mảng sắc tố giảm đi ít dần. Sau lần thứ 8 điều trị cho bệnh nhân thì màu sắc được giảm đi khoảng 90% (đánh giá màu sắc dựa vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân và bác sỹ, chúng tôi chưa có thước đo độ melanin trong da)






IV. Hình ảnh minh hoạ
                  
Trước khi điều trị                                            Sau điều trị lần 1
                                    
Sau điều trị lần 5                                             Sau điều trị lần 8







Tài liệu tham khảo
1.     ẹinh Coõng Phuực, Nguyeón Baộc Huứng (2008). Bụựt saộc toỏ Ota-Hori. Taùp chớ Y Dửụùc Laõm saứng 108.
2.    Dae Hun Suh, Ji Hwan Hwang, Hyoun Seung Lee, Jai Il Youn vaứ Poong Myung Kim (2000). Clinical features of Ota's naevus in Koreans and its treatment with Q-switched alexandrite laser. Clinical and Experimental Dermatology.
3.      David J Kouba, Edgar F Fincher, Ronald L Moy, Henry Ford Health System, Detroit, Michigan (2008). Nevus of Ota Successfully Treated by Fractional Photothermolysis Using a Fractionated 1440-nm Nd:YAG Laser. Archives Dermatol.
4.      Gerardo A Moreno-Arias and Alejandro Camps-Fresneda(2001). Treatment of Nevus of Ota With the Q-Switched Alexandrite Laser. Lasers in Surgery and Medicine.
5.      Henry H Chan (2000). Recurrence of Nevus of Ota After Successful Treatment With Q-Switched Lasers. Archives Dermatol.
6.      Henry H Chan, Lai-kun Lam, David S Y Wong, Ronald S C Leung, Shun-yuen Ying, Cham-fai Lai, Wai-sun Ho and John K H  Chua (2001). Nevus of Ota: A New Classifcation Based on the Response to Laser Treatment. Lasers in Surgery and Medicine.
7.      Henry H L Chan, FRCP, Lai-kun Lam, David S Y Wong and W I Wei (2003). Role of Skin Cooling in Improving Patient Tolerability of Q-Switched Alexandrite (QS Alex) Laser in Nevus of Ota Treatment. Lasers in Surgery and Medicine.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét