homs ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI VÀ SẸO PHÌ ĐẠI ~ THẨM MỸ BÁC SĨ PHÚC

thammybacsiphuc

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI VÀ SẸO PHÌ ĐẠI

ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI VÀ SẸO PHÌ ĐẠI

Ths. Đinh Công Phúc
I.              Đại cương
Quá trình liền vết thương là một qua trình phức tạp, bị ảnh hưởng bỡi nhiều yếu tố như: như nhiễm trùng, duy truyền, thiếu máu tại chỗ.v.v.
Sẹo phì đại do tổ chức xơ phát triển quá mức sau một vết thương da như: phẫu thuật, tai nạn gây mất lớp thượng bì của da
Sẹo lồi là do sự phát triển collagen quá mức bình thường gây nên tình trạng sẹo to hơn bờ của nó, rất dễ tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ.
II.            Dịch tể học
Sẹo lồi và sẹo quá phát xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng thường hay gặp trên người da đen hơn, đặc biệt là châu Phi và châu Á. Có nhiều báo cáo cho là 4,5->16% dân số, tỉ lệ nam/ nữ ngang bằng nhau, tuổi thường gặp 10 ->30.
Sẹo lồi do sự ức chế gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường gây thiếu hụt men ức chế sự phát triển collagen trong quá trình liền vết thương.
Lâm sàng, sẹo lồi thường rắn chắc, tạo thành cục hay mảng, hình dạng phụ thuộc vào vết thương ban đầu. Thường tăng sắc tố trên sẹo gây đỏ da và có nhiều mạch máu chạy đến nuôi sẹo, có cảm giác ngứa hay bỏng trên sẹo, đặc biệt ở bệnh nhân trẻ tuổi mà có sẹo phát triển nhanh.
Những vị trí trên cơ thể thường gây nên sẹo lồi và sẹo quá phì đại thường ở những vị trị có độ căng da cao như: ngực, vai, lưng, góc hàm, cánh tay, đùi, gối.
Đặc điểm khác biệt về lâm sàng giữa sẹo lồi và sẹo phì đại: sẹo lồi có kích thước vượt quá giới hạn của bờ sẹo ban đầu, hơn nữa sẹo phì đại có xu hướng thoái triển theo thời gian còn sẹo lồi thì không.
Giải phẫu bệnh: sẹo lồi và sẹo phì đại điều có thay đổi cấu trúc của da và do sự tăng quá trình tạo collagen, đặc biệt là collagen types I và types III. Trong một vài nghiên cứu gần đây cho là collagen types V xuất hiện nhiều trong những sẹo mới. Collagen không khác nhau giưa sẹo lồi và sẹo phì đại.
III.          Điều trị
Trong nhiều năm qua, điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát là một thách thức đối với các bác sỹ. Có nhiều phương pháp điều trị như: tiêm steroid, dán silicone tại chỗ, vitamin, hay can thiệp phẫu thuật, gần đây vai trò của laser là hết sức cần thiết.
1.    Các biện pháp điều trị tại chỗ và tiêm steroid
Tiêm triamchinolon là phương pháp điều trị chính của sẹo lồi vì nó đáp ứng rất tốt, tác dụng phụ tương đối. Steroid sẽ ức chế sự phát triển các tế bào fibroblast và bẻ gẵy các collagen, từ đấy làm giảm lượng collagen trong sẹo lồi. Khi tiêm trong sẹo, sẹo sẽ trở nên mềm hơn, phẳng hơn, tuy nhiên không mất hẳn hoàn toàn. Theo tác giả Kiil thì tỉ lệ tái phát thường xảy ra trong 5 năm đầu là 50%, và tác giả Giffth và cộng sự đã báo cáo trong 4 năm khoảng 11.2%.
Kết hợp điều trị phẫu thuật lạnh và tiêm corticoid cho tỉ lệ thành công rất cao. Trước khi điều trị nên phẫu thuật lạnh trước sau đó mới tiêm steroid trong sẹo. Nhiều tác giả đã báo cáo tỉ lệ thành công tới 84%. Có khi kết hợp với tiêm 5-fluorouracil và steroid.
Băng ép silicone cũng được lựa chọn khi điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát. Năm 1982, Perkin và cộng sự đã dùng băng dán silicon để làm tăng giai đoạn làm lành vết thương. Từ đó đến nay đã có nhiều báo cáo về hiệu quả của băng dán sillicon.
2.    Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật cắt bỏ bớt sẹo lồi và sẹo phì đại được sử dụng sau tiêm steroid. Phẫu thuật cắt bỏ là biện pháp xâm lấn và có tỉ lệ tái phát cao 50->100%. Những sẹo nhỏ có thể cắt bỏ và đóng da trực tiếp những sẹo lớn thì đòi hỏi phải ghép da hay vạt da. Tác giả Cosman và cộng sự cho là tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo và ghép da là 59%.
3.    Xạ trị
Thường không được chấp nhận và cho tỉ lệ tái phát cao khoảng 50->100%. Kết quả tốt nhất là nên kết hợp giữa phẫu thuật và tia xạ.
4.    Laser
Trong thời gian gần đây, laser có một vai trò rất quan trọng trong điều điều trị sẹo lồi và sẹo quá phát. Pulsed dye laser (PDL) đã báo cáo điều trị rất hiệu quả sẹo lồi và sẹo phì đại với tỉ lệ thành công 57->83%. PDL  có bước sóng 585 nm, tác dụng rất tốt trên oxyhemoglobin (Aderson và Parish: 1983) chủ yếu là tác dụng lên các mạch máu nuôi sẹo và làm cho các mạch máu này teo đi dẫn đến sẹo thiếu máu nuôi và gây sẽ tự hoại tử dần. Tác giả Alster và cộng sự  đã dùng PDL để điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại, kết quả mang lại thật khả quan: theo dõi liên tục sau 6 tháng chưa thấy tái phát, cải thiện rất rõ các triệu chứng ngứa, đỏ và làm cho sẹo phẳng ra dần.
Goldman và Fitzpatrick đã cho là nên kết hợp PDL và tiêm steroid sẽ mang lại kết quả cao hơn.
IV.         Kết luận
Điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại vẫn là một thách thức đối với bất kỳ một bác sỹ nào. Tỉ lệ tái phát phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị. Tiêm steroid là biện pháp điều trị mang lại kết quả khả quan nhất nhưng cũng nên tránh những tác dụng phụ của corticoid. Kết hợp các phương pháp điều trị sẽ mang lại kết quả tốt hơn dùng một phương pháp đơn độc. Tuy nhiên, gần đây PDL đã mang lại nhiều kết quả rất tốt và có tỉ lệ tái phát rất thấp.

 


Sẹo lồi: A. Trước điều trị                            B. Sau điều trị

 
Sẹo phì đại: C. Trước điều trị                            D. Sau điều trị

Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2006). Đại học y Hà Nội. Nhà xuất bản y học.
2. Alster TS, Williams CM: Lancet (1995).Treatment of Keloid Sternotomy Scars with 585~nm Flashlamp-Pumped Pulsed-Dye Laser. Literature review
3. Carsten M. Philipp_, Dagmar Scharschmidt, H. Peter Berlien (2008). Laser treatment of scars and keloids – How we do it. Medical Laser Application.
4. Charles Nduka (2003). Painless steroid injections for hypertrophic scars and keloids. Brish journal of plastic surgery.
5. Erick A. Mafong MD and Robin Ashinoff MD (2000). Treatment of hypertrophic scars and keloid: A Review. Aesthetic surgery journal.
6. Gan Muneuchi, Shigehiko Suzuki, Masayuki Onodera, Osamu ito,
Yuiro Hata5 & Hiroharu h. Igawa (2006). Long-term outcome of intralesional injection of triamcinolone acetonide for the treatment of keloid scars in Asian patients. Scand J Plast Reconstr Surg Hand Surg.









0 nhận xét:

Đăng nhận xét